Phí rút tiền thẻ tín dụng là một trong những chi phí mà nhiều người sử dụng thẻ tín dụng thường phải đối mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về sự khác biệt giữa việc rút tiền tại ATM và máy POS, cũng như khoản lãi đi kèm. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề này, từ đó đưa ra cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tối ưu nhất.
Phí rút tiền thẻ tín dụng
Phí rút tiền thẻ tín dụng là số tiền khách hàng phải trả khi thực hiện rút tiền thẻ tín dụng.
- Máy ATM: Thường áp dụng mức phí rút tiền khá cao, trung bình khoảng 4% trên số tiền giao dịch. Thậm chí, một số ngân hàng còn quy định phí rút tối thiểu, khiến bạn phải trả nhiều hơn nếu rút số tiền nhỏ.
- Máy POS: Mức phí rút tiền mềm hơn đáng kể, chỉ khoảng 1.6% trên số tiền giao dịch. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ so với khi rút tại ATM.
Cụ thể: Nếu bạn rút 10 triệu đồng, bạn sẽ phải trả:
- ATM: 400.000 đồng phí.
- POS: 160.000 đồng phí.
Có thể thấy, phí rút tiền thẻ tín dụng máy POS ít hơn nên bạn sẽ tiết kiệm được 240.000 đồng khi rút bằng máy POS.

Rút tiền thẻ tín dụng đem đến sự tiện lợi cho người dùng
Lãi suất rút tiền thẻ tín dụng
Bên cạnh phí rút tiền thẻ tín dụng, khách hàng cũng cần quan tâm đến chính sách lãi suất của ngân hàng.
- Máy ATM: Lãi suất áp dụng cho khoản vay này thường rất cao, từ 20% đến 40% và bắt đầu tính ngay từ thời điểm bạn rút tiền. Điều này đồng nghĩa với việc số tiền bạn phải trả sẽ ngày càng tăng lên nếu không thanh toán sớm.
- Máy POS: Nhiều ngân hàng cung cấp thời gian miễn lãi lên đến 55 ngày cho giao dịch rút tiền bằng máy POS. Điều này giúp bạn có thêm thời gian để trả nợ mà không phải chịu lãi suất.
Cụ thể:
- Số tiền lãi = Số dư nợ phải chịu lãi x Số ngày chịu lãi x Lãi suất năm/365.
- Bạn rút 10.000.000 đồng từ thẻ tín dụng vào ngày 05/01.
- Ngân hàng gửi bản sao kê vào ngày 30/01 và hạn thanh toán cuối cùng là ngày 15/02.
- Lãi suất áp dụng cho khoản vay từ thẻ tín dụng là 20%/năm.
Trường hợp 1: Rút tiền bằng máy ATM
- Phí rút tiền thẻ tín dụng: 4% x 10.000.000 = 400.000 đồng.
- Số ngày chịu lãi: Từ ngày 05/01 đến ngày 15/02 là 41 ngày.
- Tính lãi:
- Dư nợ chịu lãi = 10.000.000 + 400.000 = 10.400.000 đồng.
- Số tiền lãi = 10.400.000 x 41 ngày x 20% / 365 ≈ 233.425 đồng.
- Tổng số tiền phải trả: 10.400.000 + 233.425 = 10.633.425 đồng.

Rút tiền thẻ tín dụng với phí ưu đãi chỉ 1,6%
Trường hợp 2: Rút tiền bằng máy POS
- Phí rút tiền thẻ tín dụng: 1.6% x 10.000.000 = 160.000 đồng
- Nếu bạn thanh toán đầy đủ 10 triệu trước ngày 15/02: Bạn sẽ không phải trả lãi và chỉ cần thanh toán đầy đủ 10.000.000 VNĐ.
Cách rút tiền đúng thời điểm để tối ưu hóa lợi ích
Có thể thấy rút tiền bằng máy POS vừa tiết kiệm phí rút tiền thẻ tín dụng, vừa tránh được việc phải trả lãi cao. Để tận dụng tối đa ưu điểm của việc rút tiền bằng máy POS, bạn nên:
- Lập kế hoạch chi tiêu: Xác định rõ số tiền cần rút và thời gian thanh toán để tránh phát sinh lãi.
- Theo dõi hạn miễn lãi: Luôn chú ý đến ngày cuối cùng của kỳ miễn lãi để lên kế hoạch thanh toán hợp lý.
- So sánh các ngân hàng: Khám phá các ưu đãi và chương trình khuyến mãi của các ngân hàng để chọn lựa thẻ tín dụng phù hợp.

Rút tiền mặt thẻ tín dụng an toàn bảo mật
Hướng dẫn thanh toán dư nợ tín dụng khi quẹt bằng máy POS
Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Nếu bạn không thanh toán đúng hạn, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả như phải trả lãi suất cao, ảnh hưởng đến điểm tín dụng, chịu thêm các khoản phí rút tiền thẻ tín dụng phát khác,...
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho phép miễn lãi thẻ tín dụng từ 45 - 55 ngày. Vì vậy, để giảm tối đa mất mát, hãy lên kế hoạch chi tiêu để trả nợ đúng hạn, tránh để nợ dồn nợ, phải trả thêm tiền lãi vay. Nếu không thể trả hết nợ trong 1 lần, bạn có thể thanh toán khoản dư nợ tối thiểu vào ngày đến hạn (ít nhất 5 % tổng dư nợ, tùy theo quy định của từng ngân hàng).
Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Dưới đây là một số hình thức thanh toán phổ biến và tiện lợi nhất:
- Thanh toán tại quầy giao dịch: Đây là hình thức thanh toán truyền thống, bạn chỉ cần đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện giao dịch.
- Thanh toán online:
- Internet Banking/Mobile Banking: Bạn có thể dễ dàng thanh toán dư nợ thông qua ứng dụng hoặc website của ngân hàng.
- Ví điện tử: Momo, ZaloPay,... là ví điện tử hỗ hanh toán thẻ tín dụng.
- Dịch vụ ghi nợ tự động: Đây là một dịch vụ rất tiện lợi, giúp bạn tự động trừ tiền từ tài khoản để thanh toán dư nợ.
- Thanh toán tại cây ATM: Bạn có thể sử dụng cây ATM của ngân hàng để thanh toán dư nợ.

Cần nắm được lưu ý khi rút tiền mặt thẻ tín dụng
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng, Hệ Thống Dương Gia tự hào là đơn vị uy tín, được khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao với mức phí rút tiền thẻ tín dụng chỉ 1.6%. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của trợ tHệ thống Dương Gia luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.